. .

Tuesday, April 18, 2017

Cuộc khủng hoảng Nhân quyền ngấm ngầm ở Việt Nam

by Bennett Murray, The Diplomat April 17, 2017 - Lê Tùng Châu dịch



Cuộc khủng hoảng Nhân quyền ngấm ngầm ở Việt Nam

Bưng bít thông tin, tìm cách trục lợi từ cộng đồng quốc tế và làm ngơ cho tình trạng công an trị lạm quyền tràn lan


Từ Hà Nội, ông Nguyễn Chí Tuyến, 43 tuổi, sau khi đưa con trai đến trường học, trên đường quay về nhà thì bị một bầy côn đồ tấn công.

Ông Tuyến, một Blogger bất đồng chính kiến, kiếm sống với việc dịch sách ngoại ngữ sang tiếng Việt cho một nhà xuất bản địa phương, kể lại khoảng một chục đàn ông mặc đồng phục đã dằng ông văng ra khỏi chiếc xe máy ông đang đi rồi đả thương ông lăn ra đất. Ông không biết những kẻ tấn công kia là ai, mà chúng cũng không hề cướp của ông thứ gì cả.

"Ít nhất có hai chiếc xe gắn máy chận đường tôi, một chiếc ngay trước và một chiếc đằng sau lưng, kế đó là tiếng một tên nói, 'Ah! Nó đấy! ", Ông Tuyến, có bút danh là Anh Chi, đã kể lại sự việc xảy ra với ông hồi tháng 5 năm 2015.

Dẫu không sao khẳng định được danh tính những kẻ tấn công, nhưng Tuyến không nghi ngờ chút nào bọn chúng là nhân viên của chính quyền.

"Chúng tôi chẳng lạ gì bọn họ là nhân sự của lực lượng an ninh", ông nói.



Theo các cơ quan giám sát nhân quyền thì vụ của Tuyến không đi ra ngoài thông lệ mờ ám trong một nước theo chế độ độc đảng. Y cứ theo hầu hết các số liệu thường được dùng để lượng định mức độ vi phạm nhân quyền, thì Việt Nam xứng là một trong những quốc gia công an trị độc đoán nhất thế giới. Nhưng các nhà hoạt động cho rằng chế độ này còn ít bị quốc tế chú ý trong khi nếu với tệ trạng tương tự thì các quốc gia Đông Nam Á khác lại dễ bị cộng đồng quốc tế lên án hơn.

Theo Phil Robertson, Đại diện phân vụ Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế, thì: "Trong khi Việt Nam vẫn không qua nổi cái thành tích nghèo nàn chậm tiến nhưng rõ ràng họ lại vượt thoát được nhiều cửa ải về Nhân Quyền hơn nhờ phần nào ở những đôi co dằng dai của chính quyền sẵn sàng đáp trả những chỉ trích từ quốc tế.

Theo Ủy ban Bảo vệ Ký giả, thì trong Báo cáo thường niên vào năm 2016, Tổ chức Ân xá quốc tế đã lên danh sách được cả thảy 91 tù nhân lương tâm ở Việt Nam, một con số cao nhất ở Đông Nam Á, và trong 13 nhà báo bị bỏ tù trong vùng thì hết 8 người là ở Việt Nam.

Báo chí địa phương và xã hội dân sự -vốn nằm hết nằm trong vòng kiềm tỏa của đảng- đã gọi các nhà bất đồng chính kiến là "phản động". Các phóng viên ngoại quốc theo luật định phải đặt văn phòng ở Hà Nội, thì luôn luôn bị theo dõi chặt chẽ.

Robertson nói: "Việt Nam gây khó khăn trong việc theo dõi các vụ đàn áp giới bất đồng chính kiến, họ giữ khư khư các thủ tục tố tụng tại tòa án cũng như quá trình điều tra trong trại giam và ngăn cấm bất kỳ phương tiện truyền thông nào muốn tiếp cận.

"Vì vậy, ta chẳng lấy làm lạ khi có rất ít tin tức về các vụ lạm quyền như vậy so với lượng thông tin đồ sộ vẫn xảy diễn hàng ngày trên đường phố ở Philippines trong chiến dịch của của Duterte" - Robertson làm một đối chiếu khi đề cập đến cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.


Bị Lăng Nhục có hệ thống


Đào Thị Hương, 30 tuổi, sống đời công chức an phận vẫn thường thấy ở khắp miền bắc Việt Nam trước những năm 90’s. Là nhân viên mô hình tài chính cho một công ty của Singapore, cô là thế hệ người Hà Nội đầu tiên thử nghiệm đời sống ở giai tầng trung lưu trải sau bao thế kỷ qua các vòng triều đại tiếp nối nhau, tới trào thực dân Pháp rồi đến trào Mác-Lênin kiên định chủ nghĩa.

Mặc dù hưởng lợi ít nhiều từ sự bùng nổ kinh tế gần đây do đảng Cộng sản bung ra, cô Hương vẫn khẳng định rằng nền dân chủ đa đảng là hướng nhắm tới không sao khác được.



Tại một quán cà phê hạng sang gần hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Hương nhắc đến Hồ Chí Minh người mở đầu cách mạng Việt Nam hiện giờ, "Năm năm về trước, tôi còn tin vào chủ nghĩa cộng sản, tin vào chính quyền, vào bác Hồ"

Đến khi xảy ra việc bắt giữ luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào năm 2012, rồi tống giam ông 30 tháng tù chỉ vì một lý do “trốn thuế” -mà người ủng hộ ông bảo là để né động cơ chính trị- đã làm nhận thức Hương đổi chiều.

"Ai ai cũng nói về ông, và tôi cũng nhận thấy ông đâu có tồi tệ như những đám báo chí nói, từ đó tôi bắt đầu suy nghĩ tới lý do vì sao chính quyền lại ngăn không cho quần chúng biết thông tin thực?"

Hương tự gọi mình là một "nhà hoạt động nửa vời", một kẻ ăn theo hành trạng của những người bất đồng chính kiến, lúc nào cũng có mặt trong các cuộc biểu tình công khai hiếm hoi của Hà Nội, dù những cuộc biểu tình ấy luôn nhanh chóng bị công an dập tắt.

Mặc dù cô chỉ góp một vai trò không đáng gì của phong trào biểu tình phản kháng, thế nhưng công an đã nhanh chóng gọi phone tới nhà gặp Cha Mẹ cô và thế là gương mặt cô bắt đầu trở nên quen thuộc tại các cuộc biểu tình.

"Họ đến nhà tôi và bảo rằng tôi đã làm điều sai trái", cô nói thêm rằng những cách họ dùng như vậy thường hiệu quả khi dẫn dụ những em nhỏ mới lớn khiến chúng thối lui.

Nếu trụ sở công ty của Hương không đặt tại Singapore, thì cô tin là công an có thể sẽ gây áp lực lên người chủ để ép cô phải nghe lời.

Khi sách nhiễu quấy rầy các kiểu không hiệu quả, thì chính quyền họ chuyển qua dùng các quy định về hình sự, họ hình sự hóa thành những tội phạm gọi là "tuyên truyền" chống lại nhà nước và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ".
Blogger Nguyễn Hữu Vinh, hay còn gọi là Anh Ba Sâm, đang bị tù năm năm tù cũng chỉ vì trang báo web bất đồng chính kiến của ông, trong khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người viết blog dưới cái bút danh Mẹ Nấm, thì bị bắt mà chưa ra tòa.

Bà Cấn Thị Thêu, một nông dân ở một vùng gần Hà Nội, từ năm 2008 đã cùng với bà con địa phương bắt đầu tranh đấu chống cưỡng chế đất, hiện đang chịu án tù 20 tháng vì "làm rối trật tự công cộng" khi tham gia các cuộc biểu tình. Đây là lần ở tù thứ nhì mà bà phải trả giá cho quá trình đấu tranh. Chồng bà, Trịnh Bá Khiêm, cũng đã có một thời gian lao tù.

"Chính quyền này đã đem hết cả nào là cảnh sát, tòa án, và bất cứ thứ gì họ có, để họ gán cho Mẹ tôi bất cứ tội nào họ muốn", Trịnh Bá Phương, 32 tuổi, con trai của bà Thêu, nói.

"Tôi không sợ gì hết, vì sau lưng tôi có nhiều đồng bào hỗ trợ, vì Bố Mẹ tôi đã bị kết án nặng rồi, còn tôi, tôi sẵn sàng cống hiến bất cứ điều gì có thể giúp đồng bào tôi, xóm giềng tôi đã bị chính quyền cướp sạch đất đai", anh nói.


Vì sao thờ ơ?

Nếu so với cả trang sử Việt Nam thì mới đây họ có vẻ như chẳng mấy chốc vụt thoát khỏi cái ý hệ “vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian” chống Mỹ, để trở thành một đối tác chiến lược quan trọng của phương Tây. Một cơ hội kinh tế có thừa khả năng lọt vào một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, trong khi chính giới từ Washington đến Tokyo đều xem Hà Nội là một đồng minh tiềm năng của họ trong các mối tranh chấp ở Biển Đông.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có vẻ như có thiện cảm với Hà Nội. Theo tin từ chính quyền Việt Nam thì ông Trump đã có điện đàm thân mật với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 12 [năm rồi, tức 2016]. Trong thư viết cho Chủ tịch Trần Đại Quang đề ngày 23 tháng 2 [năm nay, 2017], Trump đã kêu gọi hợp tác để "giữ vững hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương trên nền tảng luật quốc tế".

Roberston nói: "Giờ đây khi Trump nắm quyền, chúng tôi còn lo thêm là mối quan tâm ưu tiên cho nhân quyền tại Việt Nam sẽ bị sút giảm hơn nữa”

Thêm nữa, trước cả khi Trump nhậm chức thì cũng đã có nhiều mối lo lắng về sự thờ ơ của Mỹ với phong trào bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Ca sĩ và nhà hoạt động Mai Khoi cho biết qua cuộc gặp Tổng thống Barack Obama ở Hà Nội hồi tháng 5 / 2016 đã để lại trong cô trộn lẫn nhiều cảm xúc.

Một thời từng là “sao” nhạc pop có tiếng Việt Nam - đoạt giải Tiếng hát Truyền hình năm 2010 – và nỗ lực bất thành khi ứng cử vào Quốc hội năm 2016 với tư cách là một ứng viên độc lập khiến cô cũng bị thất sủng luôn trong giới sân khấu ca nhạc Việt Nam.

"Tôi nghĩ sự kiện Tổng thống Obama gặp tôi mang một chỉ dấu quan trọng", cô nói thêm cựu Tổng thống đã nới thêm giờ và giờ gặp ông lên đến một giờ thay vì có 20 phút như lịch xếp trước. Cô nói thêm: "Đáng tiếc là việc thúc đẩy nhân quyền có vẻ như không phải là ưu tiên hàng đầu nơi các chính phủ ngoại quốc nhắm tác động đến Việt Nam.

Một ngày sau cuộc gặp, bốn viên công an đã đến nhà cô, theo như cô thuật lại là họ tới để đe dọa cô. "Lúc đó tôi bỗng nhận ra rằng quyền công dân của tôi chẳng hề được bảo đảm ở Việt Nam, thậm chí ngay cả sau khi tôi đã gặp một nhân vật có quyền lực nhất thế giới."

Ông Robertson nói, các chính phủ ngoại quốc, thường chỉ hỗ trợ phần nào thôi vì họ còn bận theo đuổi những lợi ích cho quốc gia họ.

"Nhiều chính phủ ngoại quốc nói họ có cách làm riêng, đằng sau những cánh cửa đóng kín, họ vẫn vận động Hà Nội tôn trọng dân quyền, nhưng những gì mà chúng tôi nghe đi nghe lại nhiều lần rõ ràng từ các nhà bất đồng chính kiến là người Việt muốn các chính phủ từ bên ngoài phải có biện pháp mạnh hơn để Việt Nam phải tôn trọng các quyền".

Khối Liên hiệp Châu Âu đã ký một hiệp ước tự do mậu dịch với chính quyền Việt Nam vào năm 2015. Nhưng, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu, ông Pier Antonio Panzeri, tuyên bố tại tại Hà Nội trong một cuộc họp báo vào tháng Hai, rằng nếu phía Việt Nam không có tiến bộ về nhân quyền thì Hiệp định sẽ "cực kỳ khó khăn" được thông qua.

Còn các văn phòng của Liên Hợp Quốc tại đây thậm chí còn nói rằng các nhà bất đồng chính kiến chẳng làm được gì có ích.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động 27 tuổi ở Hà Nội nói: "Theo tôi thấy thì Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam chỉ tích cực khi đụng đến những chủ đề ít kiêng kỵ hơn, ví dụ như phòng ngừa bệnh dịch HIV chẳng hạn, còn khi chạm đến các quyền chính trị, như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội, thì họ lảng tránh"

Tổ chức phi chính phủ không được cấp phép của Tuấn, Voice, có mục đích gián tiếp thách thức đảng bằng cách giáo dục thanh thiếu niên theo các cách của các xã hội dân sự độc lập. Nhưng theo luật Việt Nam, tất cả các tổ chức xã hội, từ đội bóng cho đến đến nhà thờ, đều bị buộc phải là nằm trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF), một hình thức tổ chức ngoại vi do đảng cộng sản dựng ra. Các tổ chức không do cộng sản kiểm soát bị xem là phi pháp, còn một thứ luật bất thành văn của Liên Hiệp Quốc thì ngăn không cho các chi nhánh đại diện của mình làm việc với các nhóm bất đồng chính kiến.

Sunita Giri, Trưởng Văn phòng điều phối thường trú của Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội, thừa nhận hoạt động của họ phải tuân theo với luật pháp Việt Nam.

"Liên Hiệp Quốc làm việc với các tổ chức xã hội dân sự đã được cấp phép, còn đối với bất kỳ giao dịch tài chính hoặc quan hệ với đối tác nào khác không phải phi lợi nhuận thì phải biết chắc rằng một tổ chức đó có được cấp phép và hoạt động phù hợp với luật lệ hiện hành", bà còn nói thêm rằng Liên Hiệp Quốc "làm việc với tất cả các bên liên quan ở Việt Nam".

Tuy nhiên, theo các nhà bất đồng chính kiến, vì bị giới hạn về mặt pháp lý đã khiến Liên Hiệp Quốc chẳng làm được gì trong việc can thiệp các vấn đề nhân quyền.

Blogger Tuyến cho biết, khi ông gặp các quan chức của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chi nhánh Bangkok (họ không có văn phòng ở Hà Nội) đến thăm, thì chi nhánh Liên Hiệp Quốc sở tại chẳng giúp được gì.

"Các văn phòng của họ ở Hà Nội có một nhiệm vụ khác, mối bận tâm của họ không phải là chủ đề nhân quyền hay dân chủ" ông Tuyến nói.

Dựa vào chính mình

Với thể chế cai trị độc đảng mà chính quyền Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận, thì các nhà hoạt động xã hội đồng ý với nhau rằng họ phải tự tạo ra một nền dân chủ đa nguyên.

"Tôi luôn nói với các đồng nghiệp là chúng ta trân trọng sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhưng không thể chỉ dựa vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế không thôi", ông Nguyễn Quang A nói.

Từ một nhà kinh doanh đã nghỉ hưu trở thành nhà bất đồng chính kiến, ông Nguyễn Quang A, 71 tuổi, là một trong những nhà hoạt động tích cực nhất ở Việt Nam. Năm 2016, ông là người lọt vào vòng chung kết giải Nhân Quyền Tulip của Hòa Lan. Cũng như ca sĩ Mai Khoi, ông cũng thử ứng cử vào Quốc hội trong cuộc bầu cử năm 2016. Trong khi vẫn hoan nghênh sự hỗ trợ từ bên ngoài, ông Quang A nói rằng ông hiểu được những ràng buộc chính trị phức tạp đã khiến cho những đồng tình cao nhất cho sự nghiệp chính đáng của ông đã bị ngăn lại.

"Nó tùy thuộc vào tình trạng chính trị của một gã lớn ở đâu đó," ông vừa nói vừa đùa ám chỉ Trump.

Quang A nói ông hiểu rõ quan điểm "Nước Mỹ Trước Hết" của Trump. Ông nói "Bạn cứ nhìn đi sẽ thấy một mạng lưới chằng chịt ở phương Tây với biết bao mối lợi phải lo, cho nên người ta phải làm vì lợi ích của họ trước tiên, đó là điều dễ hiểu".

Yun Sun, một cộng sự cao cấp của Chương trình Đông Á tại Trung tâm Nghiên cứu Stimson Center ở Washington D.C., nói rằng nếu bảo nước Mỹ không cố gây bất cứ áp lực nào là không chính xác. Ở một mức độ nào đó, bà nói, Hà Nội đã phải đáp ứng.

"Đây là trường hợp mà lợi ích chiến lược và an ninh quốc gia của Việt Nam gặp phải khi đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông và điều đó đang làm cho đảng Cộng sản dùng dằng không biết chọn lối nào trong khi mối bận tâm chính trị chính của họ là làm sao vẫn giữ được quyền cai trị độc tài độc đảng". Bà nói.

Việt Nam đã chịu một số nhượng bộ về nhân quyền trong những năm gần đây. Quyền của LGBT ngày càng được nhà nước công nhận, và luật năm 2016 khẳng định quyền tự do tín ngưỡng. Ngay cả họ thậm chí cũng đã đồng ý chịu chấp nhận quyền hoạt động của các công đoàn độc lập nếu họ đặt bút ký kết Thỏa thuận Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, mặc dù hiện nay chính quyền Trump từ chối hiệp ước này và làm cho những cải cách tương tự như vầy không khả thi ít ra là trong những ngày tháng tới.

Tuấn, nhà tổ chức xã hội dân sự, cho rằng tương lai của tầm hoạt động xã hội ở Việt Nam là thu vào bên trong.

Ông nói: "Tôi biết các chính phủ ngoại quốc vẫn đang cố gây áp lực lên chính quyền Việt Nam, nhưng làm việc với họ (chính phủ Việt Nam) không dễ đâu vì họ có khả năng diễn trò như các diễn viên quốc tế.

Tuy vậy bất kỳ hỗ trợ hậu cần hay kỹ thuật nào cho các nhà tổ chức xã hội dân sự đều rất được hoan nghênh.

"Những nhà hoạt động nên tập trung vận động mạnh vào trong nước, nơi xã hội dân sự nên nấp ngầm dưới đất để những mầm xanh mọc lên. Bước đầu họ không trực tiếp giúp ngay nhưng có thể đào tạo, truyền đạt nhiều hơn, tạo nhiều sự kiện, chuyên đề và hội thảo khả dĩ làm cho chủ đề Việt Nam vươn rộng ra với quốc tế hơn ", ông nói.

Còn các đại diện của chính quyền Việt Nam đã không bình luận gì về thời gian công bố.

Lê Tùng Châu dịch



Nguyên văn:

Vietnam's Quiet Human Rights Crisis

A dearth of coverage, competing global interests, and an omnipresent police state render violations largely unnoticed.
By Bennett Murray
April 17, 2017
http://thediplomat.com/2017/04/vietnams-quiet-human-rights-crisis/

Nguyen Chi Tuyen, a 43-year-old from Hanoi, was driving home after dropping his son off at school when he was attacked by thugs.

Tuyen, a dissident blogger who makes his living translating books into Vietnamese at a local publishing house, said around half a dozen men in plainclothes forced him off his motorbike before beating him to the ground. He didn’t know the attackers, nor did they rob him.

“At least two motorbikes stopped me on the way, one just before and one behind my back, and I heard one man say, ‘Ah! It’s him!’” said Tuyen, whose pen name is Anh Chi, describing the May 2015 incident.
Enjoying this article? Click here to subscribe for full access. Just $5 a month.

While Tuyen was never able to confirm the attackers’ identity, he has no doubt that they were working for the government.

“We know they were organized by the security forces,” he said.

Rights monitors say Tuyen’s story is par the course within Vietnam’s secretive single party communist state. According to most metrics commonly used to measure level of human rights abuses, Vietnam boasts one of the world’s most authoritarian police states. But activists say that far too little attention is paid to Vietnam even as other Southeast Asian countries are routinely condemned by the international community.

“It’s quite clear that Vietnam is getting much more of a free pass on human rights than their poor record deserves, partly because of the government’s resilience and willingness to push back on international criticism,” said Phil Robertson, deputy director of Human Rights Watch’s Asia division.

Amnesty International counted 91 prisoners of conscience in Vietnam in its 2016 yearly report, the highest number in Southeast Asia, while eight of the 13 journalists imprisoned in the region are in Vietnam, according to the Committee to Protect Journalists.

The local press and civil society, which virtually never strays from the party line, brands dissidents as “reactionaries.” Foreign correspondents, who are required by law to be based in Hanoi, have their movements and reporting closely tracked.


“Vietnam makes it hard to follow cases of dissidents facing repression, keeps its proceedings in courts and treatment in prisons as secret as possible, and restricts its media,” said Robertson.

“So it’s not surprising that there is comparatively less news of such abuses than bodies turning up every day on the streets in Duterte’s Philippines,” he said, referring to Philippine President Rodrigo Duterte’s bloody war on drugs.


Systematically Snubbed

Dao Thi Huong, 30, lives the cosmopolitan white collar lifestyle unheard of in northern Vietnam before the 1990s. A financial modeler for a Singaporean firm, she was of the first generation of Hanoians to have a shot at a middle-class existence following centuries of dynastic cycles, French colonialism, and hardline Marxist-Leninism.

Although a beneficiary of the recent economic boom fostered by the Communist Party, Huong has decided that multiparty democracy is the way forward.

“Five years ago, I believed in communism, I believed in the government, and Uncle Ho,” said Huong, referring to modern Vietnam’s revolutionary founder Ho Chi Minh, at an upscale coffee shop near Hanoi’s Hoan Kiem lake.


The arrest of dissident lawyer Le Quoc Quan in 2012, who served 30 months in prison on a tax evasion conviction that his supporters argue was politically motivated, changed her mind.

“People kept talking about him, and I realized he was not as bad as what the newspapers said about him, and I started thinking about why the government hides the information from the citizens?”

Huong calls herself as a “half activist,” a fellow traveler of the dissident cause who shows up at Hanoi’s rare public demonstrations, which get quickly shut down by police.

Despite her small role in the movement, police were quick to make a house call to her parents as she started to become a familiar face at protests.


“They came to my family and said something was wrong about me,” she said, adding that such methods were often effective at convincing even the smallest activists to get back in line.

Had her employer not been based in Singapore, Huong said the police would have likely put pressure on her boss to discipline her at work.

When harassment doesn’t approve effective, authorities use penal code provisions that broadly criminalize “conducting propaganda” against the state and “abusing democratic freedoms.” Blogger Nguyen Huu Vinh, better known as Anh Ba Sam, is serving five years in prison for his dissident website, while Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogged under the pen name Mother Mushroom, awaits trial following her October arrest.

Can Thi Theu, a farmer who since 2008 has been fighting forced evictions in her neighborhood on the outskirts of Hanoi, is serving a 20 month prison sentence for “disrupting public order” at protests. It is her second prison sentence for activism. Her husband, Trinh Ba Tu, has also served time.

“The government used all of the police, the court, anything they have, and they accuse my mother of any crime they want,” said Trinh Ba Phuong, Theu’s 32-year-old son.

“I’m not afraid of anything, because I have support from many villagers, and my parents suffer from the hard verdict from the court, and I’m ready to sacrifice to anything that can help my community, my neighbors, the farmers who lost the land to the government,” he said.


Why the Apathy?

Vietnam’s recent history has catapulted the nation from international pariah fighting against the United States to an important strategic partner of the West. Economic opportunities abound in one of the world’s fastest growing economies, while politicians from Washington to Tokyo also see Hanoi as a potential ally in the South China Sea disputes.

U.S. President Donald Trump has apparently been friendly with Hanoi. According to the Vietnamese government, he had an amiable phone conversation with Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc in December. In a letter dated February 23, Trump also wrote to President Tran Dai Quang urging cooperation to “ensure peace and prosperity in Asia-Pacific on the basis of international law.”

“Now with Trump in charge, our worry is human rights concerns in Vietnam will be diminished even further,” said Roberston.

Yet concerns of American apathy toward the Vietnamese dissident movement predate the Trump administration. Musician and activist Mai Khoi said her May 2016 meeting with President Barack Obama in Hanoi left her with mixed impressions.

Once one of Vietnam’s most famous pop stars – she was the 2010 winner of Vietnam Television’s Album of the Year award – her quashed attempt to run for parliament in 2016 as an independent candidate rendered her a pariah in the Vietnamese entertainment industry.

“I think the fact that President Obama met me was symbolically very important,” she said, adding that the former president extended a planned 20-minute meeting to a full hour. “Unfortunately, promoting human rights never seems to be the top priority of foreign governments engaging with Vietnam,” she added.

Four police officers came to her house the day after the meeting in what she said was an attempt to intimidate her. “It was then I realized that I have no guaranteed rights in Vietnam, not even after meeting with the most powerful person in the world.”

Foreign governments, said Robertson, only provide a limited amount of support as they pursue their national interests.

“Various governments say that they conduct private, behind closed doors, advocacy on rights with Hanoi, but what we hear time and time again from dissidents is the people of Vietnam really want stronger public affirmations by other governments that Vietnam must respect rights,” he said.

The European Union concluded a free trade agreement with the government with Vietnam in 2015. However, the chair of European Parliament‘s human rights subcommittee, Pier Antonio Panzeri, said at a February press conference in Hanoi that it will be “extremely hard” for the treaty to be ratified without improvements in human rights.

The local United Nations offices, say local dissidents, are even less helpful.

“I would say that the UN in Vietnam is very active when it comes to the less sensitive issues, for example HIV prevention, but when it comes to political rights, for example freedom of expressions, freedom of assembly, freedom of association, they are less active,” said Nguyen Anh Tuan, a 27-year-old Hanoi activist.

Tuan’s unregistered NGO, Voice, aims to indirectly challenge the party by educating youth in the ways of independent civil society. But under Vietnamese law, all social organizations, from sports teams to churches, must be member groups of the Vietnamese Fatherland Front (VFF), an umbrella organization controlled by the party. As non-communist controlled organizations are effectively outlawed, UN regulations prevent its agencies from working with dissident groups.

Sunita Giri, head of the UN Resident Coordinator’s Office in Hanoi, acknowledged that their operations must be in line with Vietnamese law.

“The UN does work with registered civil society organizations, and for any financial transactions or partnerships ensures that a beneficiary organization is registered and is in compliance with national law,” she said, adding that the UN “works with all stakeholders in Vietnam”.

But the legal limitations, according to dissidents, renders the U.N. ineffective in tackling human rights.

The blogger Tuyen said that while he has met with visiting officials from the Bangkok branch of the Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights (it has no Hanoi office), the local UN agencies are of no help.

“The offices in Hanoi, they have another mission, they don’t pay attention to human rights or democracy,” said Tuyen.

On Their Own

With the Vietnamese government’s single party rule effectively normalized in the global arena, activists agree that they are on their own to bring about a multi-party democracy.

“I always tell my colleagues, we appreciate the support of the outside, but we cannot rely on the support of the international [community],” said Nguyen Quang A.

A retired businessman turned dissident, Quang A, 71, is among Vietnam’s most prolific activists. In 2016, he was a finalist for the Netherland’s Human Rights Tulip award. Like the singer Mai Khoi, he also attempted to run for parliament in the 2016 elections. While he welcomes support from abroad, Quang A said he understands the complicated geopolitics that prevent a full-scale endorsement of his cause.

“It depends on the political mood of the big guy over there,” he said, jokingly referring to Trump.

Quang A said he was understanding of Trump’s “America first” stance. “You can see a network in the West of so many interests, and they have to serve their interests first, and that is understandable,” he said.

Yun Sun, a senior associate with the East Asia Program at the Stimson Center think tank in Washington D.C., said that it’s inaccurate to say that America hasn’t exerted any pressure. To some extent, she said, Hanoi has been responsive.

“This is a case where Vietnam’s strategic interests and national security vis-a-vis China in the South China Sea runs into conflict with the CPV’s [Communist Party of Vietnam’s] political interests to maintain the one-party authoritarian government in the country,” she said.

Vietnam has granted some human rights concessions in recent years. LGBT rights are increasingly recognized by the state, and a 2016 law affirmed freedom of religion. The government even agreed to independent labor unions when it signed the Trans-Pacific Partnership trade agreement, although the the treaty’s rejection by the Trump administration makes the reforms unlikely in the near future.

Tuan, the civil society organizer, said the future of Vietnamese activism would come from within.

“I know [foreign governments] try to put the pressure on the Vietnamese government, but it’s not easy to deal with the Vietnamese government and they are good at dealing with the international actors,” he said.

But any logistical or technical help for civil society organizers, he said, would be much appreciated.

“They should focus on domestic pressure, civil society underground on the grass root level. At first they can’t provide support directly, but they can provide more training, more events, seminars, and workshops to make Vietnam more international,” he said.

Representatives from the Vietnamese government didn’t comment in time for publication.

Bennett Murray is Deutsche Presse-Agentur’s Hanoi bureau chief. Follow him on Twitter @BDMurray.


No comments:

Post a Comment

Enter you comment ...